Mức độ hào phóng của người giàu ở Mỹ – Một miếng khi đói bằng một gói khi no!
Sự hoài nghi hoặc thậm chí thái độ thù địch hay chĩa vào các tỷ phú khi họ xắn tay làm từ thiện. Tháng 4 vừa qua, tỷ phú Jeff Bezos – ông chủ của Amazon, đã hỗ trợ 100 triệu USD cho các Ngân hàng thực phẩm ở Mỹ (Food bank – ngân hàng thực phẩm là nơi cung cấp đồ ăn miễn phí cho người nghèo ở Mỹ). Tuy nhiên, thay vì tán dương Bezos, nhiều người lại xúm vào chỉ trích tỷ phú này đã cho quá ít hoặc Bezos làm thế chỉ để hướng dư luận không chú ý đến những hành vi đối xử bóc lột với chính nhân viên của mình. Đến thời điểm hiện đã có hơn 1 tỷ USD tiền hỗ trợ từ các cá nhân trên khắp nước Mỹ chung tay hỗ trợ vượt qua đại dịch Covid-19 tuy nhiên đại dịch cũng là cơ hội để cho những người cực đoan xúm vào xỉa xói, mỉa mai và công kích giới tỷ phú. Nhưng nghiên cứu mới đây đã cho thấy luận điểm chỉ trích theo chiều hướng là những người giàu có đang cho đi ít hơn rất nhiều so với thu nhập của họ là hoàn một luận điểm hoàn toàn sai lầm.

Trong một bài nghiên cứu mới công bố tuần này của Đại học A&M Texas trong đó có sử dụng dữ liệu từ 10,665 hộ gia đình Mỹ từ năm 2001 đến 2007 có đưa ra nhận định về Tính hào hiệp/hào phóng dựa trên ba thước đo: Mức độ sẵn sàng cho tiền; Số lượng tiền cho đi và Tỷ lệ giữa lượng tiền cho đi so với thu nhập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người giàu sẵn sàng mang tiền làm từ thiện, thậm chí nhiều là đằng khác. Trong số 5% top đầu về thu nhập của cơ cấu mẫu – tương ứng với mức thu nhập hơn 233,400 USD/năm – có đến 91% làm từ thiện ít nhất một lần trong năm. Cũng vậy, trong 5% số hộ gia đình có thu nhập thấp nhất từ dưới lên – tương ứng với mức thu nhập dưới 11,200 USD/năm – tỷ lệ làm từ thiện tương ứng là 22%. Trung bình mỗi người trong nhóm 5% top đầu làm từ thiện 6,500 USD/năm và tỷ lệ tương ứng của 5% từ dưới lên là 110 USD/năm (Xem hình minh họa phía dưới)

Tỷ lệ giữa số tiền làm từ thiện với mức thu nhập của hai nhóm này (nhóm 5% người giàu nhất và nhóm 5% người có thu nhập từ dưới lên) lại khá giống nhau. Nhìn chung hầu hết các hộ gia đình chi ra khoảng 1.5% so với mức thu nhập của họ để làm từ thiện mặc dù có sự khác biệt trong nhóm top đầu (tỷ lệ 1.7%) và nhóm cuối (tỷ lệ 2%).
Còn đối với giới siêu giàu? Mặc dù cơ cấu mẫu rất ít để có thể đưa ra kết luận chắc chắn tuy nhiên, sử dụng dữ liệu từ cơ quan Thuế của Mỹ, các tác giả nhận thấy rằng những người trong giới siêu giàu sở hữu nhà trong khoảng 5 – 10 triệu USD, một năm chi ra khoảng 4.3% thu nhập để làm từ thiện và những người có thu nhập tối thiểu 10 triệu USD/năm thường chi 8.6% để làm từ thiện.
Quyết định làm từ thiện thường phản ánh mục đích và đôi khi có thể là lợi ích của người làm. Theo nghiên cứu trên, nhóm người giàu hơn thường chi tiền từ thiện nhiều cho các tổ chức hoặc sự kiện liên quan đến giáo dục và nghệ thuật và ít hơn cho các sự kiện, tổ chức liên quan đến tôn giáo so với nhóm những người nghèo. Số liệu nghiên cứu cho thấy những hộ gia đình giàu có họ chi ra 33% cho mục đích tôn giáo và 11% cho mục đích giáo dục & nghệ thuật trong khi nhóm những người nghèo chi 44% cho tôn giáo và chỉ 5% cho giáo dục và nghệ thuật. Ngoài ra, đối với các mục đích tài trợ từ thiện cho các nhu cầu cơ bản và y tế đều có tỷ lệ 16% và 8% với cả nhóm giàu và nhóm người nghèo (Xem hình minh họa dưới đây)

Các tỷ phú như Bezos sẽ còn phải đối mặt với nhiều soi mói và chỉ trích. Ngay cả khi họ làm từ thiện nhiều tiền đi chăng nữa, thì các nhà chỉ trích họ cũng dựa vào hai luận điểm để bắt bẻ: thứ nhất là những người giàu nhất luôn có đủ khả năng để cho đi nhiều hơn (tiền không bao giờ là đủ!) và thứ hai là dù hào phóng nhiều bao nhiêu cũng không che đậy được sự bất bình đẳng mà đại dịch covid-19 đã gây ra!
Ducle lược dịch từ bài viết https://www.economist.com/graphic-detail/2020/05/06/how-generous-are-americas-rich
(Lê Anh Đức – lược dịch: Vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn)
Leave a Reply
Want to join the discussion?Feel free to contribute!